Bạn cần bán 1 món hàng trên mạng, hoặc đang làm chụp ảnh cho 1 cửa hàng nào đó muốn chụp ảnh sản phẩm để làm catalogue hay bạn đang làm “Caramen” cho 1 web site bán hàng qua mạng. Nói túm lại là bạn cần chụp ảnh sản phẩm để phục vụ tất tần tật các nhu cầu công việc.

Nhưng điều kiện chụp không cho phép về thiết bị cũng như địa điểm tác nghiệp. Bài viết này hi vọng sẽ chia sẻ được ít nhiều kinh nghiệm trong cái thể loại ảnh hay ho này

Thông thường chụp ảnh sản phẩm đòi hỏi rất nhiều về thiết bị studio, ánh sáng, hóa chất khử bóng vv...Nhưng nếu không rủng rỉnh tiền bạc cho cái sự tự sướng bằng ảnh hoặc có đủ tiền bạc nhưng điều kiện chụp không cho phép mình vác cả 1 đống đồ đạc đi đi lại lại từ đầu thành phố đến cuối thành phố...thì 1 giải pháp khắc phục khó khăn là thật sự cần thiết.

Bước 1: Quan sát.



+Mỗi khi đến những địa điểm cần chụp người chụp ảnh phải dáo dạc soi mói từng ngóc ngách của nơi mình đến. tìm 1 góc có thể dựng được phông nền để chụp. Nên chọn nơi có ánh sáng chiếu đủ nhìn thấy rõ dều các mặt của vật bằng mắt thường. Không nên chọn những chỗ có quá nhiều nguồn ánh sáng chiếu linh tinh.
  • Bước 2: Chuẩn bị phông nền.




+Trong trường hợp mẫu chụp là những vật đơn giản không có độ bóng hoặc độ bóng không đáng kể có thể setup “phòng chụp” một cách khá là “nhẹ nhàng”.

Phông nền dùng một miếng vải trắng (tốt nhất nên chọn loại vải ít nhăn như vải cotton để đỡ phải giặt là liên tục) hoặc một tờ giấy trắng (loại giấy tốt tốt một tí để có thể dùng lại được nhiều lần). Kích thước phông nền tùy thuộc vật
mình chụp nó to nhỏ lớn bé thế nào.


Dựng phông nền cố định bằng cách dán băng dính lên tường hoặc buộc 2 góc trên phông nền vào 2 điểm cố định sao cho phông nền trải thẳng xuống trên mặt phẳng tường hoặc tủ đồ. Phía đáy phông nền phần chạm đất không nên để ép sát vào góc tường với đất thành 1 góc vuông vì khi chụp sẽ để lại 1 đường kẻ ngang ngay sau sản phẩm. nên để phông nền thõng xuống đất tạo thành 1 góc cong thoai thoải. Phần phông nền trải phảng trên mặt đất phải vừa đủ để đặt vật vào mà tác nghiệp. Nhất thiết vật cần chụp phải cách xa phông nền từ 25-30 phân. Điều này giúp ta xóa được phần nào chi tiết phông nền giúp cho sản phẩm nổi bật hơn.

+Trường hợp vật chụp có độ bóng và phản xạ ánh sáng tương đối nhiều ta có thể set up như trên và dùng thêm 2 chiếc đèn bàn(nên dùng loại có ánh sáng trắng) để chiều từ hai phía chếch so với vật cần chụp khoảng 45 độ giúp cho vật cần chụp sáng đều và giảm bớt phản xạ ánh sáng

+Trường hợp những vật ác ôn hơn nữa tức là bị rất nhiều bóng và phản xạ ánh sáng thì không thể sài cách “nông dân” như trên nữa. 1 hộp sáng để chụp sản phẩm là cần thiết.
+ Thiết bị chụp ảnh

Nên chọn 1 body máy DSLR để có thể dễ dàng tác nghiệp và cho chất lượng ảnh tốt nhất. Trong trường hợp không có DSLR thì có thể dùng máy Point n’ Shot có kèm chức năng chỉnh tay “manual” cũng có thể chụp tốt. Miễn là ta làm chủ được thiết bị và thao tác điều khiển 1 cách nhanh chóng. Phải sạc đầy pin trước
khi tác nghiệp.

Chuẩn bị 1 chân máy ảnh chác chắn và dễ dàng thao tác (cái này cần 1 quá trình làm quen với chân máy). Chúng ta chụp sản phẩm kiểu này trong điều kiện ánh sáng yếu tốc độ màn trập thường giảm xuống đến 1-2 giây là chuyện bình thường vì thế 1 chân máy tốt là rất quan trọng.

Ống kính: Thường thì người ta chụp sản phẩm bằng ống kính có tiêu cự từ 50mm trở lên nhưng trong trường hợp mình chụp thường xuyên trong điều kiện chật chội như các cửa hàng thì 1 ống kính 50mm tỏ ra không hiệu quả và còn làm khó cho người chụp. Vì thế 1 ống kính zoom góc rộng là cần thiết. VD mình chỉ dùng ống kit 18-135mm f3.5-5.6 cho D200 body để chụp và không hề phải di chuyển máy cũng như thay đổi ống kính trong suốt buổi chụp.

Đối với sản phẩm là đồ trang sức hoặc trang trí nhỏ thì 1 ống macro hoặc chế độ chụp macro của máy P&S tỏ ra rất hiệu quả.

+Dựng máy ảnh trên chân ba càng máy ảnh đặt cách vật cần chụp sao cho có thể bao quát được hết vật cần chụp. (đối với những sản phẩm chụp macro thì phải chủ ý khoảng cách từ ống kính đến vật cần chụp sao cho ống có thể lấy nét được vật cần chụp. Không nên chụp ở góc rộng nhất của ống kính vì sẽ có thể làm méo
vật cần chụp.


+Điều chỉnh thông số trên máy ảnh:

Chụp ảnh sản phẩm thường cần vùng nét sâu để rõ nét chi tiết sản phẩm vì thế nên set up cố định khẩu độ ống kinh từ f9 - f13 và thiết lập tốc độ theo khẩu độ đó sao cho ngon lành rồi` cứ thế “tác nghiệp”. Đối với những sản phẩm tối màu nên chup sáng hơn 1 chút để nổi rõ chi tiết, ngược lai đối với những sản phẩm có màu sáng thì nên chup tối hơn 1 chút để khi ra ảnh không bị “cháy” mất chi tiết sản phẩm.

Bước 4: Phần hậu “tác nghiệp”

Sau khi chup xong thì thu dọn đồ đạc rồi té. Về đến nhà cho ảnh vào Photoshop tút lại 1 lượt, làm tí logo hay chữ viết bản quyền cho nó “pờ rồ” là xong.


Tóm lại chụp ảnh sản phẩm mà không có thiết bị hiện đại và đầy đủ nó cũng có cái thú. Cái thú khắc phục khó khăn và bảo vệ được cái ví tiền của mình. trước sự rình rập ngó nghiêng của mấy cha buôn bán thiết bị chụp ảnh.